Khoa Nội 1

CƠ CẤU TỔ CHỨC CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA KHOA NỘI 1
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

1.Cơ cấu, tổ chức:

– Khoa Nội I là khoa chuyên môn thuộc hệ điều trị của Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng được thành lập theo Quyết định số 3950/QĐ-UBND ngày 28/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình ĐịnhQuy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Bình Định.

– Khoa Nội I là Khoa chuyên môn thuộc cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

Tổ chức khoa Nội 1 gồm; 22 viên chức trong đó có (10 đảng viên)

+ Trưởng khoa: BSCKI. Thái Trần Minh Huy

+ Phụ trách ĐDtr: Cn. Nguyễn Thị Tuyết Trinh

+ Bác sĩ điều trị: 07 (trong đó có 02 BSCKI)

+ Điều dưỡng: 11

+ Hộ lý: 02

2. Chức năng, nhiệmvụ:

2.1. Chức năng:

Khoa Nội I có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các kỹ thuật y tế, điều trị bệnh nhân nội trú tại khoa theo phân tuyến và danh mục kỹ thuật được Sở Y tế phê duyệt và theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Thực hiện tiếp nhận mọi trường hợp người bệnh do khoa Khám bệnh, và các Khoa khác chuyển đến để chữa bệnh nội trú về chuyên khoa Nội. Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thủ thuật cấp cứu, điều trị, chăm sóc toàn diện trong phạm vi được phê duyệt. Thực hiện hội chẩn chuyển khoa, chuyển tuyến đúng các quy định của Quy chế bệnh viện và các quy định hiện hành.

– Thực hiện công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

– Tham gia quản lý kinh tế y tế trong đơn vị;

– Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;

– Thực hiện quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản, thiết bị được cấp.

– Thực hiện quản lý người làm việc tại khoa đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp theo các quy định hiện hành. Đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự của khoa và toàn Bệnh viện.

– Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Giám đốc phân công.

– Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, phục hồi chức năng theo hình thức nội trú và nội trú ban ngày:

– Tổ chức cấp cứu, khám bệnh điều trị nội trú, nội trú ban ngày; chăm sóc, phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền, kết hợp y học hiện đại theo quy định. Chú trọng sử dụng thuốc Đông dược, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt kết hợp VLTL và PHCN, các phương pháp điều trị khác theo đúng quy chế chuyên môn.

– Tham gia tổ chức khám bệnh chữa bệnh và chứng nhận sức khỏe theo quy định.

– Tham gia khám, giám định xác định khuyết tật khi được trưng cầu.

– Tham gia chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động chuyên môn theo quy chế bệnh viện.

– Tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt động khám chữa bệnh nâng cao chất lượng điều trị trong bệnh viện như: kế hoạch định kỳ, đột xuất; tham gia kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ trong công tác chăm sóc phục vụ sức khỏe người bệnh; ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học; thu thập, phân tích, tông họp, lưu trữ và quản lý các thông tin, dữ liệu liên quan theo quy định của ngành, chương trình, dự án, hội nghị, hội thảo chuyên môn.

– Tổng họp, lập báo cáo tuần, tháng, quý, báo cáo sơ kết 6 tháng, báo cáo tổng kết năm về hoạt động khoa theo quy định.

– Tham mưu xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy trình, quy chế chuyên môn, nghiệp vụ; phối họp các khoa, phòng thực hiện chỉ đạo tuyến về chuyên môn, nghiệp vụ và kiêm tra, đánh giá thực hiện các chương trình theo quy định.

– Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan trong khám chữa bệnh.

– Phối hợp các khoa, phòng tham mưu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng khám chữa bênh.

2.2. Nhiệm vụ:

2.2.1. Viên chức quản lý:

– Trưởng khoa

Là người đứng đầu của Khoa, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành các hoạt động của khoa.

– Phó Trưởng khoa

Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Trưởng khoa và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công.

– Điều dưỡng trưởng

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

2.2.2. Nhân viên:

Gồm các viên chức được phân công đảm nhiệm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của khoa theo quy định.

2.2.3. Các bộ phận:

2.3.1. Bộ phận điều trị:

– Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế: chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn thuốc điều trị, quy chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện, quy chế quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật và quy chế sử dụng thuốc.

– Đối với những người bệnh mới vào hoặc từ khoa khác chuyển đến phải khám ngay, cho y lệnh về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống. Trong 24 giờ phải hoàn thành bệnh án, các xét nghiệm cần thiết. Người bệnh cấp cứu phải được làm bệnh án ban đầu ngay sau khi vào viện.

– Khi bác sĩ trưởng khoa thăm khám người bệnh, bác sĩ điều trị có trách nhiệm báo cáo đầy đủ diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị để xin ý kiến hướng dẫn của Trưởng khoa.

– Hàng ngày buổi sáng phải khám từng người bệnh cho y lệnh về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống. Buổi chiều đi thăm lại người bệnh một lần nữa và cho y lệnh bổ sung khi cần thiết. Đối với người bệnh nặng phải được theo dõi sát, xử lý kịp thời khi có diễn biến bất thường.

– Thực hiện chế độ hội chẩn theo đúng quy định đối với những trường hợp sau:

  • Người bệnh nặng, nguy kịch.
  • Người bệnh đã được chẩn đoán và điều trị nhưng bệnh thuyên giảm chậm hoặc không có kết quả.

– Thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật do Trưởng khoa phân công. Trước khi thực hiện phải thăm khám lại, ra y lệnh chuẩn bị chu đáo để đảm bảo điều kiện an toàn nhất cho người bệnh.

– Hàng ngày phải kiểm tra:

  • Các chỉ định về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống, nghỉ ngơi của người bệnh.
  • Các chỉ định không còn phù hợp với tình trạng bệnh phải được đình chỉ ngay.
  • Kiểm tra vệ sinh cá nhân người bệnh đồng thời hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.
  • Hàng ngày cuối giờ làm việc phải ghi vào sổ bàn giao cho bác sĩ thường trực những người bệnh nặng, những yêu cầu theo dõi và những y lệnh còn lại trong ngày của từng người bệnh.

– Tham gia thường trực theo lịch phân công của Trưởng khoa.

– Tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở theo sự phân công của Giám đốc và Trưởng khoa.

– Tham gia hội chẩn, kiểm thảo tử vong khi được yêu cầu. Tổng kết bệnh án cho người bệnh chuyển khoa, ra viện, chuyển viện theo quy chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện.

– Hướng dẫn học viên thực tập theo sự phân công của Trưởng khoa.

– Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, tham dự hội nghị khoa học theo sự phân công của Trưởng khoa và Giám đốc bệnh viện.

– Thường xuyên động viên người bệnh tin tưởng, an tâm điều trị, bản thân phải thực hiện tốt quy định về Y đức.

2.3.2. Bộ phận điều dưỡng, chăm sóc:

– Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, đặc biệt chú ý thực hiện quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện, quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật.

– Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh đã được chỉ định.

– Thực hiện chăm sóc người bệnh theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viện:

  • Điều dưỡng thực hiện được các kỹ thuật cơ bản như; lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh, thuốc uống, thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc, truyền dịch, thay băng, đặt sone, kỹ thuật cấp cứu theo quy định, bảo quản các thiết bị y tế trong khoa theo sự phân công.
  • Ngoài việc thực hiện những công việc thường quy;  Điều dưỡng cần phải thực hiện các kỹ thuật chăm sóc phức tạp khi cần thiết, tham gia đào tạo, quản lý và sử dụng thành thạo các thiết bị y tế trong khoa.
  • Đối với những người bệnh nặng, nguy kịch phải chăm sóc theo y lệnh và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường cho bác sĩ điều trị xử lý kịp thời.
  • Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách xử lý vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc theo quy định.
  • Hàng ngày cuối giờ làm việc phải bàn giao người bệnh cho điều dưỡng trực và ghi vào sổ những y lệnh còn lại trong ngày, những yêu cầu theo dõi, chăm sóc đối với từng người bệnh, đặc biệt là người bệnh nặng.
  • Bảo quản tài sản, thuốc, dụng cụ y tế trật tự và vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật trong phạm vi được phân công.

– Tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăm sóc người bệnh và hướng dẫn thực hành về công tác chăm sóc người bệnh cho học viên khi được điều dưỡng trưởng phân công.

– Tham gia thường trực theo sự phân công của điều dưỡng trưởng.

– Động viên người bệnh an tâm điều trị. Bản thân phải thực hiện tốt quy định về Y đức.

2.3.3. Bộ phận hộ lý:

– Dưới sự chỉ đạo của Trưởng khoa, Điều dưỡng trưởng, hộ lý phải thực hiện  nhiệm vụ:

  • Thực hiện vệ sinh sạch, đẹp, ngăn nắp, trật tự trong các buồng bệnh, buồng thủ thuật, buồng tắm, buồng vệ sinh, hành lang, cầu thang, buồng làm việc của khoa theo quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

– Phục vụ người bệnh:

  • Thay, đổi đồ vải của người bệnh theo quy định.
  • Đổ bô, chất thải của người bệnh.
  • Cọ rửa và tiệt khuẩn dụng cụ đựng chất thải của người bệnh, đảm bảo luôn khô sạch.

– Phụ điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh toàn diện:

  • Hỗ trợ người bệnh thực hiện vệ sinh thân thể.
  • Vận chuyển người bệnh
  • Vận chuyển phương tiện và thiết bị phục vụ người bệnh và mang sửa chữa thiết bị hỏng.

– Thu gom quản lý chất thải trong khoa:

  • Đặt các thùng rác tại các vị trí quy định của khoa (có lót túi nylon ở trong)
  • Tập trung, phân loại rác từ các buồng bệnh, buồng thủ thuật vào thùng rác chung của khoa.
  • Buộc túi nylon khi rác đầy 2/3 túi và dán nhãn, ghi rõ tên khoa trên nhãn.
  • Thu gom và bỏ rác vào thùng không để rác rơi vãi ra ngoài.
  • Cọ rửa thùng rác hàng ngày.

–  Bảo quản tài sản trong phạm vi được phân công.

– Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo sự phân công của Trưởng khoa và điều dưỡng trưởng.

Facebook

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll to Top