CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA KHOA NỘI 2 BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
1.Cơ cấu tổ chức:
Khoa Nội 2 là khoa chuyên môn thuộc hệ điều trị của Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng được thành lập theo Quyết định số 3950/QĐ-UBND ngày 28/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Bình Định.
Tổng số VC – NLĐ khoa Nội 2 gồm có 14 nhân viên. Gồm
– 05 bác sĩ (trong đó có 4 bác sĩ CK1),
– 08 điều dưỡng (trong đó có 03 điều dưỡng trình độ đại học và 05 điều dưỡng trình độ cao đẳng),
– 01 hộ lý.
Về tổ chức Đảng, khoa Nội 2 có: 7 đồng chí đảng viên thuộc Chi bộ khoa Nội 2 và Ngoại phụ.
2. Chức năng, nhiệm vụ:
- Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng theo hình thức nội trú và nội trú ban ngày;
- Tổ chức cấp cứu, khám bệnh điều trị nội trú, chăm sóc, phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học hiện đại theo quy định. Chú trọng sử dụng thuốc nam, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt và các phương pháp điều trị khác theo đúng quy chế chuyên môn;
- Thực hiện các hoạt động chuyên môn theo quy chế bệnh viện;
- Tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt động khám chữa bệnh nâng cao chất lượng điều trị trong bệnh viện như: kế hoạch định kỳ, đột xuất; tham gia kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ trong công tác chăm sóc phục vụ sức khỏe người bệnh; ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học;
- Tổng hợp, lập báo cáo tuần, tháng, quý, báo cáo sơ kết 6 tháng, báo cáo tổng kết năm về hoạt động khoa theo quy định;
- Tham mưu xây dựng và thực hiện các quy trình, quy chế chuyên môn, nghiệp vụ;
- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan trong khám chữa bệnh;
- Phối hợp các khoa, phòng tham mưu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng khám chữa bênh;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
3. Tổ chức bộ máy:
3.1. Khoa Nội 2 gồm các bộ phận sau:
– Hành chính
– Điều trị nội trú
– Điều dưỡng, chăm sóc
– Hộ lý
3.2. Lãnh đạo
– Trưởng khoa
– Điều dưỡng trưởng khoa
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng khoa:
Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn chung của trưởng khoa, có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
4.1. Nhiệm vụ:
- Tổ chức hoạt động của khoa theo quy chế công tác khoa Y học cổ truyền và quy chế công tác khoa Nội.
- Thực hiện kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại để đảm bảo chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.
- Thực hiện việc châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
- Phối hợp với các khoa lâm sàng, khoa cận lâm sàng để tiến hành nghiên cứu, ứng dụng Y học cổ truyền trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Hướng dẫn những kiến thức cơ bản về xoa bóp, day ấn huyệt, tập luyện dưỡng sinh, sử dụng thuốc nam trong chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng.
4.2. Quyền hạn:
Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
5. Điều dưỡng trưởng khoa:
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện, điều dưỡng trưởng khoa có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
5.1. Nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện.
- Hàng ngày đi thăm người bệnh. Nhận các y lệnh và điều trị và chăm sóc của trưởng khoa để tổ chức thực hiện.
- Quản lý buồng bệnh và kiểm tra công tác vệ sinh, vô khuẩn chống nhiễm khuẩn trong khoa.
- Kiểm tra đôn đốc, điều dưỡng, hộ lý thực hiện y lệnh của bác sĩ điều trị, quy chế bệnh viện, quy định kỹ thuật bệnh viện, báo cáo kịp thời trưởng khoa các việc đột xuất, những diễn biến bất thường của người bệnh để kịp thời xử lý.
- Lập kế hoạch và phân công công việc cho điều dưỡng, hộ lý trong khoa.
- Tham gia công tác đào tạo cho điều dưỡng, học viên, hộ lý và tham gia công tác chỉ đạo tuyến theo sự phân công.
- Lập kế hoạch mua y dụng cụ, vật tư tiêu hao. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch các yêu cầu sửa chữa dụng cụ hỏng.
- Kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, công tác hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa.
- Theo dõi, chấm công lao động hàng ngày và tổng hợp ngày công để báo cáo.
- Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh.
- Ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồng người bệnh cấp khoa.
5.2 Quyền hạn:
- Phân công điều dưỡng, hộ lý đáp ứng yêu cầu công việc của khoa.
- Kiểm tra điều dưỡng, hộ lý thực hiện các quy định và quy chế bệnh viện.
6. Điều dưỡng hành chính:
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa,điều dưỡng hành chính khoa có nhiệm vụ sau:
- Thực hiện công việc thống kê theo quy định:
- Ghi cập nhật sổ đăng ký người bệnh vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện và tử vong.
- Báo cáo tình hình người bệnh hàng ngày, hàng tháng, 3, 6, 9 và 12 tháng theo quy định.
- Chuyển bệnh án đã được trưởng khoa duyệt của người bệnh ra viện, tử vong đến phòng lưu trữ.
- Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong khoa.
- Quản lý thuốc dùng hàng ngày cho người bệnh trong khoa.
- Tổng hợp thuốc dùng hàng ngày theo y lệnh và viết phiếu lĩnh thuốc để trình trưởng khoa duyệt.
- Lĩnh thuốc và bàn giao thuốc hàng ngày để điều dưỡng chăm sóc thực hiện cho từng người bệnh theo y lệnh.
- Kiểm tra sử dụng thuốc trực hàng ngày và bổ sung thuốc trực theo cơ số quy định.
- Thu hồi thuốc thừa để trả lại khoa dược theo quy chế sử dụng thuốc.
- Tổng hợp thuốc đã dùng cho mỗi người bệnh trước lúc ra viện.
- Lĩnh dụng cụ y tế, văn phòng phẩm. Lập sổ theo dõi và cấp phát để sử dụng theo kế hoạch của điều dưỡng trưởng và trưởng khoa.
- Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh khi cần.
- Thay điều dưỡng trưởng khoa khi được ủy quyền.
7. Bác sĩ điều trị:
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa, bác sĩ điều trị chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về công tác chẩn đoán, điều trị và chỉ định chế độ chăm sóc của người bệnh được trưởng khoa phân công. Bác sĩ điều trị có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
7.1. Nhiệm vụ:
- Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế: chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, quy chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện, quy chế quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật và quy chế sử dụng thuốc.
- Đối với những người bệnh mới vào hoặc từ khoa khác chuyển đến phải khám ngay, cho y lệnh về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống. Trong 24 giờ phải hoàn thành bệnh án, các xét nghiệm cần thiết. Người bệnh cấp cứu phải được làm bệnh án ban đầu ngay sau khi vào viện.
- Khi bác sĩ trưởng khoa thăm khám người bệnh, bác sĩ điều trị có trách nhiệm báo cáo đầy đủ diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị để xin ý kiến hướng dẫn của trưởng khoa.
- Hàng ngày buổi sáng phải khám từng người bệnh cho y lệnh về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống. Buổi chiều đi thăm lại người bệnh một lần nữa và cho y lệnh bổ sung khi cần thiết. Đối với người bệnh nặng phải được theo dõi sát, xử lý kịp thời khi có diễn biến bất thường.
- Thực hiện chế độ hội chẩn theo đúng quy định đối với những trường hợp sau:
- Người bệnh nặng, nguy kịch.
- Người bệnh đã được chẩn đoán và điều trị nhưng bệnh thuyên chuyển chậm hoặc không có kết quả.
- Thực hiện các thủ thuật trước khi thực hiện phải thăm khám lại, ra y lệnh chuẩn bị chu đáo để đảm bảo điều kiện an toàn nhất cho người bệnh.
- Hàng ngày phải kiểm tra.
- Các chỉ định về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống, nghỉ ngơi của người bệnh.
- Các chỉ định không còn phù hợp với tình trạng bệnh phải được đình chỉ ngay.
- Kiểm tra vệ sinh cá nhân người bệnh đồng thời hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.
- Hàng ngày cuối giờ làm việc phải ghi vào sổ bàn giao cho bác sĩ thường trực những người bệnh nặng, những yêu cầu theo dõi và những y lệnh còn lại trong ngày của từng người bệnh.
- Tham gia thường trực theo lịch phân công .
- Tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở theo sự phân công của giám đốc và trưởng khoa.
- Tham gia hội chẩn, kiểm thảo tử vong khi được yêu cầu. Tổng kết bệnh án cho người bệnh chuyển khoa, ra viện, chuyển viện theo quy chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện.
- Hướng dẫn học viên thực tập theo sự phân công của trưởng khoa.
- Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, tham dự hội nghị khoa học theo sự phân công của trưởng khoa và giám đốc bệnh viện.
- Thường xuyên động viên người bệnh tin tưởng, an tâm điều trị, bản thân phải thực hiện tốt quy định y đức.
7.2. Quyền hạn:
- Khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn thuốc, ra y lệnh điều trị, chăm sóc người bệnh theo quy chế bệnh viện.
- Ký đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc.
8. Điều dưỡng chăm sóc:
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng chăm sóc có nhiệm vụ sau:
- Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, đặc biệt chú ý thực hiện quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện, quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật.
- Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh của thầy thuốc.
- Thực hiện chăm sóc người bệnh theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viện:
- Điều dưỡng thực hiện được các kỹ thuật cơ bản như: lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh, thuốc uống, thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc, truyền dịch, thay băng, đặt thông, kỹ thuật cấp cứu theo quy định và vận hành, bảo quản các thiết bị y tế trong khoa theo sự phân công.
- Cử nhân điều dưỡng: ngoài việc thực hiện các công việc như điều dưỡng chính, phải thực hiện các kỹ thuật chăm sóc phức tạp khi điều dưỡng chính không thực hiện được, tham gia đào tạo, quản lý và sử dụng thành thạo các thiết bị y tế trong khoa.
- Đối với những người bệnh nặng, nguy kịch phải chăm sóc theo y lệnh và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường cho bác sĩ điều trị xử lý kịp thời.
- Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách xử lý vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc theo quy định.
- Hàng ngày cuối giờ làm việc phải bàn giao người bệnh cho điều dưỡng trực và ghi vào sổ những y lệnh còn lại trong ngày, những yêu cầu theo dõi, chăm sóc đối với từng người bệnh, đặc biệt là người bệnh nặng.
- Bảo quản tài sản, thuốc, dụng cụ y tế trật tự và vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật trong phạm vi được phân công.
- Tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăm sóc người bệnh và hướng dẫn thực hành về công tác chăm sóc người bệnh cho học viên khi được điều dưỡng trưởng khoa phân công.
- Tham gia thường trực theo sự phân công của điều dưỡng trưởng khoa.
- Động viên người bệnh an tâm điều trị. Bản thân phải thực hiện tốt quy định y đức.
- Thường xuyên tự học, cập nhật kiến thức.
9. Hộ lý
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa, điều dưỡng trưởng khoa, hộ lý có nhiệm vụ:
- Thực hiện vệ sinh sạch, đẹp, ngăn nắp, trật tự trong các buồng bệnh, buồng thủ thuật, buồng tắm, buồng vệ sinh, hành lang, cầu thang, buồng làm việc của khoa theo quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Phục vụ người bệnh:
- Thay, đổi đồ vải của người bệnh theo quy định.
- Đổ bô, chất thải của người bệnh.
- Cọ rửa và tiệt khuẩn dụng cụ đựng chất thải của người bệnh, đảm bảo luôn khô sạch.
- Phụ điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh toàn diện:
- Hỗ trợ người bệnh thực hiện vệ sinh thân thể.
- Vận chuyển người bệnh
- Vận chuyển phương tiện và thiết bị phục vụ người bệnh và mang sửa chữa thiết bị hỏng.
- Thu gom quản lý chất thải trong khoa:
- Đặt các thùng rác tại các vị trí quy định của khoa (có lót túi nylon ở trong)
- Tập trung, phân loại rác từ các buồng bệnh, buồng thủ thuật vào thùng rác chung của khoa.
- Buộc túi nylon khi rác đầy 2/3 túi và dán nhãn, ghi rõ tên khoa trên nhãn.
- Thu gom và bỏ rác vào thùng không để rác rơi vãi ra ngoài.
- Cọ rửa thùng rác hàng ngày.
- Bảo quản tài sản trong phạm vi được phân công.
- Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo sự phân công của điều dưỡng trưởng khoa.